Cách phục hồi da bị cháy nắng tại nhà an toàn và hiệu quả

Mùa hè là mùa gắn liền với các hoạt động thể thao và giải trí ngoài trời. Cũng chính vì thế mà không ít người bị cháy nắng do tia UV trong ánh nắng mặt trời gây ra, khiến da trở nên sậm màu, bị tổn thương. Có không ít các tín đồ làm đẹp tìm kiếm cách khắc phục da bị cháy nắng, thế nhưng việc áp dụng sai cách, thiếu khoa học thậm chí còn khiến hậu quả bỏng nắng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là để lại những vùng da sạm nám, xỉn màu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn cách phục hồi da bị cháy nắng tại nhà an toàn, khoa học và hiệu quả.

1/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị cháy nắng

cach-phuc-hoi-da-bi-chay-nang
Da cháy nắng sẽ rất khó khắc phục hậu quả nếu bạn không biết cách xử lý kịp thời

Trước khi chỉ ra cách phục hồi da bị cháy nắng phù hợp, hãy cùng chúng tôi điểm qua những thông tin cơ bản về vấn đề này. Cụ thể, da bị cháy nắng (bỏng nắng) là hiện tượng lớp ngoài cùng của da bị tổn thương do tia cực tím gây nên. Tia UV trong ánh nắng mặt trời tác động lên da và làm tổn hại các sợi collagen và elastin tồn tại ở lớp trung bì và hạ bì.

Khi tiếp xúc trong một khoảng thời gian dài khiến cho lớp biểu bì của da bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng cháy nắng và làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác như lão hóa da, sạm nám, bong da và ung thư da.

Đã có những khách hàng chia sẻ với Paula’s Choice rằng họ bị cháy nắng mặc dù họ đã bôi kem chống nắng trước đó. Vì vậy chúng tôi muốn bạn lưu ý, bạn vẫn có thể bị bỏng ngay cả khi đã thoa kem chống nắng, thường là vì một trong những lý do sau:

  • Hiểu sai cách thoa kem chống nắng và thoa lượng kem chưa đủ
  • Không bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà
  • Chỉ dựa vào kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn, không sử dụng các biện pháp chống nắng khác như: Kính râm, quần áo chống nắng, mũ,…
  • Tắm nắng hoặc tiếp xúc với tia UV cường độ mạnh trong nhiều giờ liên tiếp vì nghĩ rằng kem chống nắng là đủ để bảo vệ bạn, thực chất không phải như vậy

2/ Hậu quả khi da bị cháy nắng

Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, làn da của bạn sẽ phải chịu tác động mạnh từ hai loại tia tử ngoại UVA và UVB, lúc này trên da có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Đỏ ửng da: Khi tia UV chiếu vào da trong thời gian dài sẽ khiến cho các mao mạch máu bị vỡ, giãn, gây nên tình trạng đỏ rát khó chịu, làm tăng khả năng mắc phải bệnh Rosacea
  • Da không đều màu: Tại những vùng da không được bảo vệ, ánh nắng mặt trời tác động lên da khiến da sản sinh các hắc sắc tố Melanin dẫn đến tình trạng da bị sạm màu, nám, tàn nhang và đốm nâu
  • Da khô sạm: Nhiệt độ cao khiến da bị mất nước nghiêm trọng, nếu không được bổ sung nước kịp thời da dễ bị bong tróc và chảy máu
  • Ánh nắng mặt trời khiến quá trình lão hóa da trở nên nhanh hơn, trên bề mặt da dần xuất hiện nhiều đường nhăn và nếp nhăn

3/ Cách phục hồi da bị cháy nắng

Da bị cháy nắng không chỉ làm giảm đi tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu không thực hiện các biện pháp khắc phục và bảo vệ sẽ khiến cho làn da ngày càng suy yếu, dễ kích ứng, lão hóa nhanh.

Để xử lý da bị cháy nắng và khắc phục các triệu chứng khó chịu như: đau rát, ngứa ngáy bạn cần tiến hành thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Làm sạch vùng da bị bỏng nắng

Bước đầu tiên trong quy trình xử lý da bị cháy nắng mà bạn cần làm là rửa sạch vùng da đó bằng cách dùng nước mát.

Lưu ý:

  • Nên rửa vết bỏng dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong nước mát để làm dịu vùng da bị cháy nắng
  • Không chà xát mạnh vì có thể gây tổn thương nặng hơn cho da
  • Không nên sử dụng nước đá bởi khi da bị thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm giảm tốc độ phục hồi và gia tăng nguy cơ bỏng lạnh

Bước 2: Đắp mặt nạ/thoa gel lô hội làm dịu da 

Đắp mặt nạ hay thoa gel lô hội (nha đam) giúp làm dịu vết cháy nắng, bổ sung độ ẩm cần thiết cho da và thúc đẩy quá trình phục hồi da diễn ra nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ có sẵn trong nhà bếp như dưa leo, cà chua, sữa chua…

Tuy nhiên nếu trên da đang có vết thương hở, hãy bỏ qua bước này bởi các nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh có thể khiến da bị nhiễm khuẩn.

cach-phuc-hoi-da-bi-chay-nang
Có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong căn bếp của bạn để làm dịu da cháy nắng

Bước 3: Thoa dưỡng ẩm phục hồi da

Trong quy trình phục hồi da cháy nắng chắc chắn không thể bỏ qua bước này. Đó chính là kem dưỡng ẩm và các sản phẩm tinh chất dành cho body phù hợp giúp phục hồi màng ẩm tự nhiên của da, tạo rào cản bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường, giữ cho làn da không bị khô, bong tróc, duy trì làn da khỏe mạnh. Cụ thể, sau đây là gợi ý Paula’s Choice dành cho bạn:

Tinh chất làm sáng và phục hồi da cơ thể 5% Niacinamide Body Serum

Được nghiên cứu và tạo ra dành riêng cho da cơ thể, công thức serum dạng lotion lỏng với bảng thành phần vượt trội đến từ 5% Niacinamide Body Serum sẽ là lý tưởng cho làn da bị bỏng nắng lúc này:

  • 5% Niacinamide: Niacinamide hay còn được biết đến là Vitamin B3, Nicotinamide. Ở nồng độ từ 5% trở lên, thành phần này có khả năng cải thiện tình trạng tăng sắc tố da và phục hồi màng da bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ giảm viêm.
  • 5% D-Panthenol: Hay còn gọi là Pro-Vitamin B5. Thành phần này có tác dụng làm giảm thâm, làm dịu mẩn đỏ, tăng cường khả năng tự chữa lành tổn thương trên da.
  • Chiết xuất lê gai thủy phân: Chống oxy hóa, làm dịu và làm mịn kết cấu da.
  • Saccharide Isomerate: Chất hút ẩm có nguồn gốc thực vật tương thích cao với da, giúp cải thiện cân bằng ẩm của da lâu dài.

Ngoài ra, sản phẩm tinh chất này còn chứa nhiều thành phần tuyệt vời như Glycerin, dầu Squalane, cùng các chất làm dịu da, chống oxy hóa khác

cach-phuc-hoi-da-bi-chay-nang
Tinh chất làm sáng và phục hồi da cơ thể 5% Niacinamide Body Serum

Kem dưỡng thể siêu mềm mịn Daily Replenishing Body Cream

Để tăng cường dưỡng ẩm, làm dịu, phục hồi và tái tạo da, chúng tôi khuyên bạn nên bổ sung thêm kem dưỡng ẩm cho da sau bước tinh chất. Theo đó, Daily Replenishing Body Cream là gợi ý. Sản phẩm với các thành phần dưỡng ẩm sâu như bơ hạt mỡ, Glycerin, tinh dầu Jojoba,… sẽ giúp làm dịu những vùng da bỏng rát tức thì, duy trì độ ẩm cần thiết cho da và giúp da khỏe từ bên trong.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy da đã đủ ẩm sau khi thoa tinh chất, có thể dùng xen kẽ kem dưỡng với tinh chất trong quy trình sáng – tối hoặc ngày chẵn – ngày lẻ để tránh tình trạng cảm thấy nhờn dính, bí bách.

cach-phuc-hoi-da-bi-chay-nang
Bổ sung thêm kem dưỡng thể Daily Replenishing Body Cream vào quy trình chăm sóc da khi bị cháy nắng

Bước 4: Bổ sung nước cho cơ thể

Da bỏng nắng sẽ làm cho tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn nên uống thêm các loại nước ép trái cây giàu Vitamin A, C, E như: nước cam, nước chanh, cà chua, bưởi… để tăng cường sức đề kháng, giúp da khỏe đẹp.

Ngoài những điều bạn nên làm để khắc phục da cháy nắng, có một số điều bạn không nên làm để đảm bảo rằng bạn đang phục hồi da theo cách tốt nhất có thể để làm dịu tác hại của ánh nắng mặt trời.

  • Không chườm đá trực tiếp lên da của bạn. Nhiệt độ quá lạnh có thể khiến làn da trở nên trầm trọng hơn.
  • Không sử dụng các loại kem thoa tại chỗ có hương thơm hay những thành phần được cho là có khả năng “làm mát” như tinh dầu bạc hà. Chúng có thể khiến da tổn thương nặng hơn so với hiện tượng cháy nắng.
  • Không thoa các loại kem dưỡng có kết cấu quá dày để tránh gây bí tắc cho da. Các sản phẩm này sẽ giữ nhiệt trên da, làm tình trạng bỏng da nghiêm trọng hơn.

4/ Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Nếu da của bạn chuyển sang màu đỏ ửng, đó là tổn thương, nhưng nó không nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng trong thời gian ngắn. Các vết cháy nắng đỏ hơn một chút có thể được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần thiết phải nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia y tế. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Da sưng tấy, đau đớn
  • Các vết phồng rộp dữ dội và rõ ràng
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Sốt cao sau đó
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn.

5/ Cách ngăn ngừa cháy nắng hiệu quả

Đừng để đến khi da bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời mới tìm đến cách khắc phục da bị cháy nắng. Hãy bảo vệ làn da của bạn ngay từ hôm nay! Bạn có thể không ra ngoài khi cường độ tia UV quá mạnh. Tuy nhiên, điều này là không khả quan trong những trường hợp bất khả kháng như đặc thù công việc. Để ngăn ngừa cháy nắng hiệu quả bạn cần thoa kem chống nắng phù hợp với da trước khi ra khỏi nhà và áp dụng các biện pháp chống nắng khác. Cụ thể, sau đây là cách bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời, tránh tình trạng da bị bỏng nắng không đáng có:

  • Thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn lên tất cả các vùng da tiếp xúc ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài, bạn có thể xem thêm cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả. FDA khuyến nghị nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ. Nếu bạn đi bơi hoặc đổ nhiều mồ hôi, hãy thoa kem chống nắng có khả năng chống nước. Đừng quên thoa kem chống nắng trên những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như vùng tai và mu bàn chân, cổ, gáy và mu bàn tay.
  • Bảo vệ làn da của bạn bằng cách thoa kem chống nắng hàng ngày, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, quần áo chống nắng, cùng với đó là đeo kính râm có chỉ số UV để che chắn cho vùng da quanh mắt và chính đôi mắt của bạn
  • Tránh ra nắng vào những giờ cao điểm khi tia UV có cường độ mạnh nhất, thường là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Tìm kiếm bóng râm bất cứ khi nào có thể bởi phơi mình dưới ánh nắng mặt trời không bao giờ là một ý tưởng hay
  • Vào nơi râm mát ngay lập tức nếu bạn thấy da mình ửng đỏ, ngay cả khi bạn đã thoa lại kem chống nắng.
cach-phuc-hoi-da-bi-chay-nang
Duy trì thoa kem dưỡng chống nắng cho cả mặt và cơ thể mỗi ngày

6/ Lưu ý những thành phần khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng

Ở một vài trường hợp, các thành phần trong mỹ phẩm chăm sóc da có chiết xuất từ ​​thực vật có thể làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, điều đó có nghĩa là khả năng bị cháy nắng sẽ cao hơn mức bình thường. Vì vậy điều quan trọng là bạn cần chú ý tuân thủ theo tất cả các lưu ý trên. Kiểm tra các sản phẩm chăm sóc da của bạn để biết và tránh xa các thành phần sau, chúng có thể gây mẫn cảm cho dù ở nồng độ nhỏ nhất:

  • Các thành phần tạo hương thơm, chẳng hạn như coumarin và limonene
  • Dầu cam quýt, chẳng hạn như chanh, chanh, bưởi và cam bergamot
  • Dầu hoa oải hương
  • Dầu hương thảo
  • Dầu đàn hương
  • Dầu thực vật thuộc họ Umbelliferae, bao gồm mùi tây, cà rốt, thì là, bạch chỉ, hồi, thì là,…
  • AHA
  • Benzoyl Peroxide.

Bạn có thể truy cập trang từ điển thành phần Paula’s Choice để tìm hiểu kỹ hơn về các thành phần chăm sóc da.

Qua những thông tin trên, Paula’s Choice hy vọng bạn đã biết cách làm thế nào để phục hồi da cháy nắng cũng như tìm lại làn da khỏe mạnh. Nếu có vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ với Paula’s Choice Việt Nam theo hotline 1900 6409 hoặc 0973 78 2001 để được hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cập nhật thông tin thành công !
Cập nhật thông tin không thành công !