Cảnh báo: Bạn có thể bị ung thư da do cháy nắng!

Trong những ngày thời tiết đạt ngưỡng ~40oC , nếu không biết cách tự bảo vệ đúng đắn rất có thể bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ bị ung thư da do ánh mắt mặt trời.

Thời điểm nắng nóng vào mùa hè là giai đoạn mà bạn cần phải bảo vệ da kỹ càng nhất. Đặc biệt khi nhiệt độ ngoài trời đạt ngưỡng ~40oC như hiện tại, nếu không áp dụng những biện pháp nhằm ngăn chặn mặt trời tác động trực tiếp tới da, rất có thể bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ ung thư do cháy nắng.

Nguy cơ tiềm ẩn đằng sau ánh nắng

pc502

Phơi nắng liên tục nhiều giờ đồng hồ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới da

Chúng ta thường nghe nói tới lợi ích của việc phơi nắng vào ban ngày như tăng cường hấp thụ vitamin C, củng cố hệ xương chắc khỏe hay giảm thiểu căng thẳng, stress… Thế nhưng, điều này chỉ đúng khi bạn biết cách thực hiện. Ánh nắng vào buổi sáng sớm mùa hè (từ 5h-6h) có cường độ tia UVA/UVB thấp nhất trong ngày nên ít khả năng tác động tới cơ thể. Tuy nhiên, việc phơi da trực tiếp dưới mặt trời trong trạng thái không được bảo vệ khiến các tia UV dễ dàng xâm nhập biểu bì, phá hủy kết cấu da, hình thành nếp nhăn, thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh chóng: Đốm nâu, tàn nhang, nám, sạm màu, mất cân bằng độ ẩm…

Đặc biệt, ở thời điểm nắng nóng đỉnh điểm như hiện tại, làn da có thể bị cháy nắng nghiêm trọng. Đây là hiện tượng vùng da tiếp xúc trực tiếp với tia UV cường độ cao trong thời gian dài, khiến quá trình sản sinh sắc tố melanin (nắm giữ nhiệm vụ bảo vệ tế bào sâu trong biểu bì) bị kích thích quá mức, thúc đẩy hệ miễn dịch cung cấp lượng máu bổ sung tới vùng da cháy nắng làm giãn nở mao mạch, gây ra hiện tượng da đỏ ửng, nóng lên.

Hiểm họa khôn lường: Ngộ độc ánh nắng

pc503

Làn da cháy nắng có thể bị bong tróc, mẩn đỏ và ngứa ngáy

Ở cấp độ phân tử, tia UV trong ánh nắng làm tổn thương DNA trong tế bào da bị tổn thương và cần vài ngày để khôi phục và tái tạo lại. Nếu chỉ cháy nắng nhẹ, da nóng đỏ, sẫm màu thời gian đầu và sau đó sẽ đỡ dần. Tuy nhiên, khi xuất hiện các hiện tượng bong tróc, phồng rộp, ngứa ngáy, mọc mụn nước thì tình trạng cháy nắng đã nặng hơn (biểu hiện của việc cơ thể tự đào thải tế bào chết, phòng ngừa quá trình tích tụ các tế bào da bị đột biến – nguyên nhân gây ra ung thư da).

Tồi tệ hơn, các triệu chứng này không dừng lại ở biểu hiện tổn thương diện rộng trên da mà còn kèm theo sốt cao, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mất nước… thì rất có thể bạn đã bị ngộ độc ánh nắng. Lúc này, việc sử dụng các sản phẩm chống nắng, dưỡng ẩm làm dịu da, trang phục bảo vệ (khẩu trang, áo chống nắng) đều không thể khắc phục được mà đòi hỏi một phác đồ loại bỏ khoa học, an toàn tại các cơ sở y tế.

pc504

Tia UV trong ánh mặt trời có thể gây ung thư da liễu

Theo các chuyên gia của Tổ chức Ung thư da Hoa Kỳ, bức xạ của UVA có bước sóng dài hơn, năng lượng yếu hơn tia UVB có bước sóng ngắn. Thế nhưng khi tác động với da, chúng đều có khả năng gây thương tổn cho da. Nghiên cứu cũng cho thấy, những người thường xuyên để da bị cháy nắng, bong tróc có nguy cơ phát triển bệnh ung thư da liễu cao hơn so với người khác.

Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên để da bị cháy nắng và tự tìm hiểu các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và phòng ngừa ngay từ bây giờ!

Giải pháp “phòng bệnh hơn chữa bệnh”

pc505

Trang bị các sản phẩm hữu dụng không thể thiếu trong ngày hè

Thay vì để da bị cháy nắng rồi mới tìm cách chữa trị, bạn nên chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa, cụ thể:

  • Tránh nắng: Nếu không có việc cần thiết, bạn nên tránh nắng thời điểm 10 giờ sáng tới 15 giờ chiều. Đây là lúc mà các bức xạ hoạt động mạnh nhất và chúng hấp thụ xuống cả mặt đường, tán cây… nên bạn có thể bị tấn công bởi tia UV bất cứ lúc nào.
  • Sử dụng trang phục chống nắng: Mũ, áo, quần dài, găng tay, kính mát chống tia UV… là thứ bạn cần trang bị đầy đủ trước khi đi ra ngoài trời nắng. Lời khuyên của chúng tôi là hãy chọn quần áo màu sáng khi đi ra ngoài bởi đồ tối màu (đen, nâu, tím…) dễ bị hấp thụ nhiệt và khiến bạn cảm thấy nóng bức hơn.

pc506

Kem chống nắng rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa tia cực tím từ ánh mặt trời

  • Sử dụng kem chống nắng: Kem chống nắng là vật “bất ly thân” của làn da. Các chuyên gia da liễu đã khuyên bất kỳ ai cũng cần sở hữu ít nhất một sản phẩm chống nắng SPF 30 trở lên để bảo vệ da hàng ngày. Bạn cần lưu ý, bôi kem chống nắng trước khi đi ra ngoài trời ít nhất 15 phút và sử dụng loại không thấm nước (waterproof) nếu đi bơi hoặc ra nhiều mồ hôi. Thoa nhắc lại sau 2 tiếng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên coi kem chống nắng như một phần của phương pháp bảo vệ da, không nên ỉ lại vào sản phẩm quá nhiều bởi chúng không phải giải pháp cải thiện. Mọi thứ sẽ trở nên công cốc nếu bạn chỉ bôi kem chống nắng mà bỏ qua trang phục che chắn da. Ngược lại, chỉ bảo vệ da bằng quần áo, khẩu trang… cũng vẫn có thể bị tia UV xuyên qua nếu bạn không thoa kem chống nắng.
  • Uống đủ nước: Nước chiếm 70% khối lượng cơ thể và bạn càng phải tăng cường uống đủ nước trong những ngày hè oi bức. Điều này giúp bạn hạn chế việc da bỏng rát và mất nước do ra nhiều mồ hôi.
  • Viên chống nắng: Những người hoạt động liên tục ngoài trời có thể sử dụng kết hợp 2 giải pháp: “Trong uống” viên chống nắng và “ngoài thoa” kem chống nắng. Nên lựa chọn các thương hiệu uy tín, đầy đủ nguồn gốc và hỏi thăm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trực tiếp vào cơ thể.

Từ bài viết trên, hy vọng bạn đã biết được tác hại của cháy nắng và tầm quan trọng của bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời. Hãy thực hiện đầy đủ các lưu ý trên để duy trì được làn da luôn khỏe mạnh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cập nhật thông tin thành công !
Cập nhật thông tin không thành công !