Bạn biết gì về các thành phần hương liệu gây kích ứng trong mỹ phẩm?

Phần lớn các sản phẩm mỹ phẩm hiện nay đều có chứa các thành phần hương liệu trong công thức. Liệu thành phần hương liệu gây kích ứng có thực sự nên loại bỏ khỏi mỹ phẩm chăm sóc da? Hay chúng sẽ không gây ảnh hưởng gì đáng kể tới làn da của người sử dụng và không đáng lo ngại như nhiều người vẫn nghĩ? Hãy cùng Paula’s Choice tìm hiểu thực hư về hương liệu trong bài viết này nhé!

cac-thanh-phan-huong-lieu-gay-kich-un
Tìm hiểu về hương liệu trong mỹ phẩm  

Hương liệu trong mỹ phẩm là gì?

Theo như định nghĩa của FDA: Hương liệu hay chất tạo mùi (fragrance) chính là sự kết hợp của các hóa chất tổng hợp, có tác dụng tạo hương thơm hoặc mùi hương cho các sản phẩm. Thành phần để tạo nên chất này có thể lấy từ dầu mỏ hoặc từ các nguyên liệu tự nhiên khác.

Hương liệu thường được thêm vào sản phẩm chăm sóc da để lấn át mùi không được dễ chịu lắm của những thành phần cấu tạo nên sản phẩm. Có rất nhiều quan điểm nghiên cứu chuyên sâu cho rằng, hương liệu, dù là tự nhiên hay tổng hợp, thường là một thành phần không tốt cho tất cả các loại da. Tuy nhiên, các chất tạo mùi lại có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hơn bạn vẫn nghĩ. Rất nhiều các tín đồ làm đẹp đã mất một khoảng thời gian không hề ngắn để chấp nhận thực tế là hương liệu KHÔNG tốt cho da.

cac-thanh-phan-huong-lieu-gay-kich-un
Hương liệu (chất tạo mùi) là thành phần thường xuất hiện trong công thức mỹ phẩm

Tại sao mỹ phẩm chứa thành phần hương liệu gây kích ứng?

“Tại sao các sản phẩm chăm sóc da nói riêng và mỹ phẩm nói chung thường chứa thành phần hương liệu gây kích ứng?” là một câu hỏi Paula’s Choice thường xuyên gặp. 90% mọi người có xu hướng yêu thích những sản phẩm chăm sóc có hương thơm. Hiểu được sức mạnh của mùi thơm cũng như cách mà nó tác động tới quyết định mua hàng của khách hàng, các công ty mỹ phẩm đều thêm hương liệu như một thành phần “phải có” trong sản phẩm. 

Đối với các sản phẩm chứa các thành phần có mùi hóa học thì hương liệu – chính là một trợ thủ đắc lực giúp át đi các mùi khó chịu của sản phẩm giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn.

Tinh dầu hoặc các thành phần tạo mùi thơm tự nhiên không phải là ngoại lệ. Mặc dù nhiều loại tinh dầu và chiết xuất từ ​​thực vật tạo hương thơm có nhiều tính chất có lợi cho da, nhưng quá trình bay hơi của chúng khi giải phóng mùi thơm lại không tốt cho da. Cái mà mũi bạn cảm thấy dễ chịu, thì lại không tốt cho da của bạn!

Có rất nhiều loại dầu thực vật và chiết xuất có lợi ích đáng kể cho da mà các loại dầu thực vật hay chiết xuất có chất tạo hương thơm không có. Đó là những thành phần tự nhiên mà chúng tôi sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da của Paula’s Choice và cũng hy vọng các thương hiệu khác cũng sử dụng chúng.

Phản ứng của da với các thành phần hương liệu gây kích ứng

Cách thức mà hầu hết hương liệu truyền mùi hương đó là thông qua phản ứng bay hơi. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương liệu trong các sản phẩm chăm sóc da là một trong những nguyên nhân gây kích ứng và các phản ứng tiêu cực khác trên da phổ biến nhất. Và điều này không chỉ đúng với những người có làn da nhạy cảm mà còn đúng với tất cả các loại da.

Rất có thể bạn nghĩ rằng vì da của bạn không có dấu hiệu bị ảnh hưởng hay trở nên trầm trọng hơn bởi các sản phẩm có hương liệu mà bạn đang sử dụng, thì nó sẽ không phải vấn đề gì cần phải xem xét.Tuy nhiên có thể bạn chưa biết làn da của bạn biết cách “che giấu” tốt hơn bạn nghĩ rất nhiều. Những tổn hại trên bề mặt da không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho làn da của bạn trong ngắn hạn và cả dài hạn. 

Hàng rào bảo vệ da tự nhiên sẽ yếu dần đi theo thời gian do các thành phần chất tạo màu, da trở nên mỏng, khô và yếu hơn, từ đó kéo theo hàng loạt các vấn đề như tổn thương trước ánh nắng và các yếu tố môi trường khác như mụn, lỗ chân lông to, các dấu hiệu lão hóa,…

Một trong những phản ứng phổ biến nhất mà thành phần hương liệu tác động lên da chính là các phản ứng kích ứng nhẹ như mẩn đỏ, hoặc viêm da kích ứng cho đến phát ban.

cac-thanh-phan-huong-lieu-gay-kich-ung
Các phản ứng nhạy cảm, kích ứng có thể xảy ra do tác động tiêu cực của hương liệu

Sản phẩm chăm sóc da không chứa hương hiệu là tốt hơn?

Sự thật là, các sản phẩm chăm sóc da không có thành phần hương liệu trong bảng thành phần sẽ là lý tưởng cho da. Theo như Tiến sĩ Corey L. Hartman, “hương liệu luôn là tâm điểm của những cuộc thảo luận về chăm sóc da gần đây bởi chúng là nguyên nhân sâu xa của không ít các phản ứng kích ứng, nhạy cảm trên da. Giống như việc da phải tiếp xúc với các yếu tố như tia UV, bệnh mãn tính hay các yếu tố môi trường, thường xuyên sử dụng mỹ phẩm chứa hương liệu sẽ khiến tốc độ oxy hóa diễn ra nhanh hơn, làm gia tăng các gốc tự do gây hại cho da, giảm lượng collagen khiến da trở nên thiếu sức sống theo thời gian.”

Đặc biệt đối với những ai đang sở hữu làn da nhạy cảm hay da đang có mụn, sử dụng những công thức không chứa hương liệu lại càng trở nên cần thiết.

cac-thanh-phan-huong-lieu-gay-kich-ung
Paula’s Choice khuyên bạn nên đọc kỹ bảng thành phần để tránh xa các sản phẩm có chứa hương liệu

Danh sách thành phần hương liệu gây kích ứng phổ biến

Dưới đây là danh sách một số thành phần hương liệu gây kích ứng điển hình xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da:

  • Fragrance (Chất tạo hương thơm)
  • Parfum/Perfume/Aroma (nước hoa)
  • Linalool
  • Citronellol
  • Cinnamal
  • Limonene
  • Geraniol
  • Eugenol
  • Dầu hoa oải hương (Lavandula angustifolia)
  • Chiết xuất hoa hồng (Rosa damascena)
  • Dầu Bergamot (Cam quýt bergamia)
  • Dầu Ylang-ylang (Cananga odorata)
  • Chanh (Citrus limon)
  • Chanh cốm (Citrus aurantifolia hay Citrus medica)
  • Cam (Citrus sinensis)
  • Quýt (Citrus tangerine)
  • Bạc hà (Mentha piperita)
  • Bạc hà (Mentha spicata)
  • Bạch đàn
  • Quế (Cinnamomum)
cac-thanh-phan-huong-lieu-gay-kich-ung
Một số loại hương liệu trong sản phẩm mỹ phẩm bạn nên tránh

Nhận biết thành phần hương liệu gây kích ứng bằng khứu giác

Một câu hỏi được đặt ra lúc này là: Mũi có thể nhận biết được thành phần hương liệu gây kích ứng không?

Câu trả lời là khó mà phân biệt được bằng mũi. Bởi một số thành phần tự nhiên có mùi thơm dễ chịu, không gây kích ứng và rất tốt cho da. Một số loại hương liệu có thể sử dụng là dưa hấu, vani, dưa leo, lô hội, hạnh nhân, xoài, dừa, bơ ca cao, bơ hạt mỡ,…

Nhiều thành phần chăm sóc da có lợi (ví dụ như các chất chống oxy hóa) có mùi thơm tự nhiên và một trong số chúng thậm chí có mùi thơm tuyệt vời. Để phân biệt các chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ làn da khỏi tác hại của môi trường với những sản phẩm có thêm chất tạo hương thơm để khiến bạn phân biệt bằng mũi là không hề dễ dàng.

Giống như bất cứ sản phẩm nào trong ngành chăm sóc da, các thông tin cơ bản được ghi trên nhãn thành phần, nhưng bởi vì hầu hết các thành phần đọc lên giống như thuật ngữ hóa học, nên hầu hết mọi người không thể giải mã được. Để hiểu hơn về các thành phần chăm sóc da, bạn có thể tra cứu tại Từ điển thành phần Paula’s Choice. Chúng tôi đã cập nhật hơn 3000 thành phần với đầy đủ thông tin về công dụng, cách sử dụng, mức độ có hại/có lợi cho da.

Paula’s Choice KHÔNG sử dụng thành phần hương liệu gây kích ứng

Chúng tôi muốn đảm bảo với bạn rằng tại Paula’s Choice, chúng tôi không bao giờ thêm bất kỳ loại chất tạo hương thơm bay hơi hay chất tạo hương có hại cho da nào vào các sản phẩm của chúng tôi và điều đó chưa bao xảy ra. Có quá nhiều thành phần mang lại kết quả tuyệt vời cho làn da mà hoàn toàn không gây kích ứng da.

Hơn ai hết, Paula’s Choice hiểu rằng nhiệm vụ của chúng tôi đó là tham khảo những gì mà nghiên cứu khoa học đã chứng minh là đúng, để bạn có thể lựa chọn sản phẩm chăm sóc tốt nhất cho làn da của bạn –  phòng tránh hoặc ít nhất là giảm thiểu tiếp xúc với chất tạo hương thơm cho làn da của bạn.

cac-thanh-phan-huong-lieu-gay-kich-ung
Các sản phẩm Paula’s Choice luôn tuân thủ triết lý 3 Không

Báo Dân trí nói gì về chúng tôi: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cau-chuyen-gay-soc-phia-sau-thuong-hieu-my-pham-paulas-choice-20190610134027897.htm

Tài liệu tham khảo:

Biochimica and Biophysica Acta, tháng 05 năm 2012, trang 1.410-1.419
Aging, tháng 03 năm 2012, trang 166-175
Chemical Immunology and Allergy, tháng 03 năm 2012, trang 77-80
Experimental Dermatology, tháng 10 năm 2009, trang 821-832
International Journal of Toxicology, Tập 27 , 2008, Bổ sung các trang 1-43
Food and Chemical Toxicology, tháng 02 năm 2008, trang 446—475
Skin Pharmacology and Physiology, 2008, phát hành lần 4, trang 191-202
American Journal of Clinical Dermatology, 2003, phát hành lần 11, trang 789-798
Skin Pharmacology and Physiology, 2008, phát hành lần 4, trang 191-202

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cập nhật thông tin thành công !
Cập nhật thông tin không thành công !