Lauric Acid

Đánh giá: Rất tốt

Công dụng: Hydrat hóa, Làm dịu da

Phân loại: Chất làm sạch, Chất hút ẩm, Chất nhũ hóa

Mô tả Lauric Acid

Sơ lược về thành phần Lauric Acid: 

  • Là thành phần tự nhiên có trong lớp dầu trên da
  • Đóng vai trò trong việc củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên bằng cách tăng cường hệ vi sinh vật của da
  • Hoạt động trên da như một thành phần làm sạch/chất nhũ hóa khi được đưa vào các công thức sản phẩm chăm da
  • Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Lauric Acid có khả năng kháng khuẩn
  • Thành phần có nguồn gốc từ dầu dừa hoặc các nguồn chất béo thực vật khác

Chi tiết thành phần Lauric Acid:

Lauric Acid là một trong một vài chất béo được tìm thấy trong dầu dừa và các chất béo từ thực vật. Thành phần này là một chuỗi các chất béo trung tính (MCT) được tìm thấy trong lớp dầu trên da. Acid béo này đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da bằng cách tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật trên da.

Lauric Acid trong các sản phẩm chăm sóc da có nhiều công dụng khác nhau, bao gồm những công dụng như thành phần nhũ hóa hoặc thành phần giúp cải thiện kết cấu làn da. Mùi hương tự nhiên như mùi lá nguyệt quế của thành phần này có thể sử dụng với hàm lượng lớn để tạo mùi cho sản phẩm. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là lợi ích quan trọng trong việc tạo ra các chất làm sạch dịu nhẹ. Ngoài ra, Lauric Acid còn có khả năng làm dịu da.

Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Lauric Acid có khả năng kháng khuẩn, do đó thành phần này đang tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm trong các sản phẩm đặc trị mụn.

Khi ở trạng thái là một thành phần thô, Lauric Acid có thể là một chất rắn không màu hay là một chất rắn/bột tinh thể màu trắng hoặc vàng hơi bóng.

Lauric Acid trong các sản phẩm mỹ phẩm thường được sử dụng ở mức dưới 10%, dù vậy thành phần này vẫn trong trạng thái an toàn ở các mức nồng độ cao hơn (cao nhất là 25%).

Quay lại từ điển thành phần

Tài liệu tham khảo về Lauric Acid

Dermatologic Therapy, tháng 7 năm 2020, trang 1-4
IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, tháng 6 năm 2020, trang 1-6
Biomaterials, tháng 10 năm 2009, trang 6,035-6,040
Journal of the American college of Toxicology, 1987, trang 1-81
Tenside Surfactants Detergents, tháng 11 năm 1976, trang 313-316

Bài viết liên quan

Cập nhật thông tin thành công !
Cập nhật thông tin không thành công !